Ngân hàng nới room cơ hội để bất động sản đi vào chu kỳ hồi phục

Ngày đăng: 08/09/2022 09:50 AM

Chiều tối ngày 24.8.2022, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc họp nội bộ bàn về tăng trưởng tín dụng năm 2022 giữa lãnh đạo các Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra - Giám sát ngân hàng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Dự báo thống kê, Vụ Truyền thông. 

Theo đó, trong đợt cấp tăng trưởng tín dụng lần này, NHNN chấp thuận cho một số ngân hàng được điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng cả năm lên tới 14-15%, thay vì mức cao nhất là 10-12% được cấp ban đầu.

Cụ thể, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) được chấp thuận điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng từ 8,5% lên 12,1% cho cả năm nay. Còn MBBank cũng được đồng ý mức dư nợ tín dụng tối đa đến hết năm 2021 từ 10,5% lên 15%.

 

 

 

 

 

Đầu năm nay, NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành khoảng 12% và sẽ được phân bổ hạn mức cụ thể xuống từng nhà băng, tùy vào năng lực hoạt động trong năm 2021.

Song song đó, NHNN cũng giao chỉ tiêu tín dụng lần một đến các tổ chức tín dụng trong hệ thống. Theo đó, nhóm ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, VietinBank được cấp “room” tín dụng năm nay là 6,5-7,5%, riêng Vietcombank được giao 10,5%. Một số ngân hàng thương mại cổ phần như VIB, ACB, Sacombank được giao hạn mức tín dụng là 8,5-9,5%. Còn hạn mức tín dụng của MBBank, VPBank, Techcombank là 10,5-12%.

Có thể thấy, mặt bằng "room" tín dụng được NHNN cấp cho các tổ chức tín dụng năm nay thấp hơn năm trước. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn ngành ngân hàng đã tăng 5,1%. Từ tháng 4, một số ngân hàng như Sacombank, HDBank, ACB, SeABank đã tiệm cận room tín dụng được giao.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline